Việc sử dụng điện thoại di động đã trở thành thói quen của nhiều người hiện nay. Gần như điện thoại được sử dụng để làm mọi thứ, bao gồm cả việc truy cập vào các trang website. Tuy nhiên do cấu hình website thường nặng nên việc load trang sẽ chậm hơn so với trên máy tính. AMP ra đời để cải thiện vấn đề này. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu AMP là gì và sử dụng như thế nào nhé!
-
Google AMP là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã biết tới Google AMP. Tuy nhiên để nắm được và hiểu rõ Google AMP là gì thì việc hiểu rõ khái niệm cùng những chỉ số, khái niệm liên qua là vô cùng cần thiết. Nếu bạn chưa biết AMP là gì, hãy cùng đọc ngay các kiến thức được chia sẻ dưới đây nhé.
– Khái niệm về AMP
AMP là các chữ cái đầu viết tắt của Accelerated Mobile Pages, có nghĩa là trang tăng tốc dành cho thiết bị di động của mỗi website. Mục đích của AMP là tăng UX trên phiên bản di động, giảm thời gian tải trang xuống ngắn nhất thông qua việc lưu trữ thông tin website vào bộ nhớ đệm AMP Cache của Google.
Theo thống kê thì hiện nay số người sử dụng thiết bị di động để truy cập vào các trang website đã tăng gấp nhiều lần số người sử dụng máy tính. Nếu như một trang website không có được tốc độ tải nhanh thì đồng nghĩa đã đánh mất hơn 40% khách hàng tiềm năng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tải trang cũng như tăng tốc tốc độ tải trang trở nên cần thiết rất nhiều. AMP ra đời đã giải quyết được vấn đề này.
– Trạng thái hiển thị của AMP trong google search
Những trang AMP xuất hiện trong trang Tìm kiếm trên thiết bị di động có biểu tượng tia sét và chữ AMP. Ngoài ra những trang AMP kết hợp với Rich Cards (loại thẻ nhiều thông tin, được Google ưu tiên hiển thị với hình ảnh, thêm trải nghiệm tốt hơn cho người dùng) cũng sẽ làm gia tăng khả năng click (tăng tỷ lệ CTR).
– Kỹ thuật AMP áp dụng trong google là gì?
Có 3 loại kỹ thuật cơ bản thường được áp dụng đó là:
+ Kỹ thuật lazy load hình ảnh
Lazy load hình ảnh là kỹ thuật tải hiệu quả nhất được sử dụng phổ biến ngày nay. Những gì bạn không tải xuống, không xem, không nhìn thấy… thì sẽ không mất chi phí băng thông, khá tiện lợi và hiệu quả.
Kỹ thuật lazy load hình ảnh được sử dụng để làm trì hoãn việc tải hình ảnh cho đến khi người dùng thật sự xem đến vị trí ảnh.
+ Kỹ thuật tải javascript bất đồng bộ async
+ Kỹ thuật CDN để javascript nhanh chóng
CDN (Content Delivery Network) là một hệ thống gồm nhiều máy chủ được đặt ở nhiều vị trí địa lý khác nhau trên toàn cầu. Chúng có nhiệm vụ truyền tải nội dung từ một nguồn đến với người dùng nhanh chóng hơn nhờ cơ chế cache.
-
Những ảnh hưởng của AMP trong SEO

Trong SEO thì việc load trang hay tải trang đóng một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng và thứ tự ưu tiên của Google. Vì vậy sử dụng AMP trong SEO có rất nhiều những ảnh hưởng rõ rệt
– Ưu điểm của AMP với SEO
- Tăng tốc độ load trang từ 15 – 85%. Quả là một con số ấn tượng và giải quyết được cơ bản vấn đề thường gặp khi dùng thiết bị di động truy cập web.
- Do AMP giúp tốc độ load trang tăng đáng kể nên kéo theo trang web đó cũng sẽ được Google ưu tiên tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động.
- Giảm bounce rate, tăng trải nghiệm người dùng.
- Tăng lượt truy cập vào website cũng như tăng lượt xem quảng cáo tại trang web đó.
- Tối ưu khả năng hiển thị trong trình duyệt di động.
- Tăng khả năng click và khả năng chuyển đổi cuối cùng của trang website.
- Cải thiện điểm xếp hạng của công cụ tìm kiếm di động.
- Giúp tinh giảm và rút gọn các CSS khác nhau (CSS làm giảm kích thước file css, giảm bớt HTTP request…)
- Tracking người dùng đơn giản hơn.
– Nhược điểm của AMP trong SEO
- Không có Javascript của bên thứ 3
- Không có Google Analytics Tracking
-
Cách thức hoạt động của AMP Plugin

Hiện tại có 3 loại cấu trúc Google AMP là AMP HTML, AMP JS, AMP CDN. AMP Plugin có cách thức hoạt động tương đối đơn giản và không có quá nhiều thuật toán phức tạp.
AMP sẽ render các trang đã được sử dụng tối ưu HTML. Những trang này sẽ load nhanh hơn vì một số HTML code tag manager sẽ làm chậm các trang sẽ được loại bỏ. Nếu JavaScript có trong các trang mobile thì các script này sẽ không được render trong AMP.
Ngoài ra cần lưu ý một số điểm như sau:
- Với AMP thì bạn cần sử dụng CSS phiên bản Streamlined.
- Chỉ được dùng thư viện JavaScript mà AMP cung cấp, nó có thể gây ra tình trạng Lazy Loading (tải lười biếng)
- Bạn phải Validate đúng cách thì các Site AMP mới có thể hoạt động.
- Muốn tăng trải nghiệm tốt hơn thì bạn hãy tải một số Fonts Custom theo một cách riêng.
- Forms không được cho phép trên các trang AMP Plugin nên bạn không thể dùng nó.
- Bạn nên điều chỉnh lại chiều rộng và chiều cao để tránh các hình bị biến dạng.
- Nếu như bạn muốn trình chiếu Video trên trang của mình thì có thể sử dụng Extension AMP Approved.
-
Hướng dẫn cài đặt AMP google cho website

Hiện nay có 2 cách cài đặt AMP Google cho website được sử dụng chủ yếu.
– Cách 1: Sử dụng Plugin AMP dành cho các trang web mã nguồn mở WordPress
Rất đơn giản, chỉ với các thao tác cơ bản bạn có thể tạo ra các trang AMP, một cách nhanh chóng với Plugin AMP được tích hợp sẵn.
+ Bước 1: Tải Plugin AMP và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn.
+ Bước 2: Kiểm tra xem cài đặt AMP thành công chưa
Để kiểm tra trang web của bạn đã cài đặt AMP xong chưa, bạn cần truy cập vào một bài viết bất kỳ trên trang web và thêm “/amp” vào cuối đường dẫn.
Kết quả hiển thị nếu như là Google Serach sẽ tích hợp trang AMP là đã thành công.
– Cách 2: Truy cập vào trang Google Search guidelines for AMP pages
+ Bước 1: Kiểm tra xem trang web đã cài đặt AMP chưa bằng cách:
Truy cập vào Google Webmaster Tool trên trang web của bạn.
Tìm Bảng điều khiển > Giao diện tìm kiếm > Trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc.
+ Bước 2: Nếu chưa cài đặt, bạn bấm vào Bắt đầu với AMP để bắt đầu cài đặt.
-
Hướng dẫn chi tiết tạo các trang AMP với Instapage

Với những người không am hiểu và ít chuyên môn về cấu trúc HTML thì việc tạo AMP sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bên ngoài để thực hiện. Ví dụ như sử dụng instapage để tạo trang AMP.
– Bước 1: Tạo trang mới
Chọn tính năng AMP Page trong phần lựa chọn Create New Page của Instapage.
Điền tên trang web của bạn vào là xong.
– Bước 2: Thêm phần tử vào trang
Instapage không hiển thị Timer và cấu trúc HTML, những công cụ này không xuất hiện trên thanh công cụ. Thay vào đó sẽ có vài tùy chọn khác để thay thế như Page Background, Font, SEO, Social Info…
Giới hạn dung lượng của trang AMP là dưới 75KB. Trên mức này thì cảnh báo sẽ hiện ra ở phía cuối màn hình. Bạn lưu ý nhé.
– Bước 3: Tạo biến thể A/B test
Rất đơn giản, chỉ cần nhấp vào “Create an A/B Test” và thêm một biến thể mới hoặc nhập biến thể của riêng bạn. Bạn có thể sao chép, tạm dừng, đổi tên, chuyển hoặc xóa nó bất kỳ lúc nào nếu như bạn có nhu cầu.
– Bước 4: Xác thực
Đây là bước sau khi đã tạo biến thể A/B test thành công và dung lượng trang đủ tiêu chuẩn dưới 75KB.
– Bước 5: Publish
Bấm vào Publish để kết thúc quá trình tạo AMP với Instapage.
Chắc hẳn các thông tin và kiến thức được cung cấp trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ thêm được AMP là gì? Việc sử dụng AMP trong SEO nói riêng và trong Google nói chung là rất cần thiết và hữu ích. Rất mong các bạn đọc xong và có cho mình được những kiến thức bổ ích, giúp ích được cho công việc cũng như phát triển kinh doanh. Cảm ơn vì đã đọc bài viết!